[ TIN TỨC ] Một số điều cần biết khi build PC Gaming

NGUYỄN CƯỜNG STORE

gps-icon 221/1 ấp 7, xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM   mail-icon nguyencuongstore221@gmail.com

call-icon Hotline: 0922 79 1234 - 096 9999 084 - 094 1800 115

[ TIN TỨC ] Một số điều cần biết khi build PC Gaming

bg-title-main.png

Ngày đăng: 15/12/2022 10:06 AM

    NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT KHI BUILD CẤU HÌNH PC GAMING

    Hiện nay, trên thì trường có vô số mẫu cấu hình PC Gaming giá trẻ với mẫu mã , chất lượng cũng như giá cả khác nhau. Tại các cửa hàng, cũng trang bị sẵn những bộ PC được build sẵn để khách hàng có thể trải nghiệm, kham khảo. Điều đó đã khiến các game thủ hay người dùng vô cũng băn khoăn không biết nên chọn lựa cấu hình nào vừa hợp với tài chính và vừa phù hợp với game mà mình đang chơi. Không những vậy, một số người dùng vì muốn tiết kiệm chi phí cũng đã tự build cho bản thân một cấu hình riêng nhưng lại gặp phải vấn đề không biết nên thiết kế như nào là hợp lý. Thì hãy đọc qua bài viết của chúng tôi để hiểu thêm nhé !

    CHI PHÍ ĐẦU TƯ

    Điều đầu tiên khi muốn tự build cho mình một bộ PC chơi game, thì bạn phải xác định được mức chi phí để đầu tư vào là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào từng cá nhân bởi mỗi người khi build một bộ PC gaming đều sẽ có những mục đích và sở thích khác nhau. Nếu bạn chỉ cần chơi game với những yêu cầu đồ họa bình thường không cần cao siêu như Dota 2 , Liên minh huyền thoại,....thì một chiếc máy tính với tầm giá từ 10 - 15 triệu là vừa đủ nhưng nếu bạn muốn chơi những game chẳng hạn như Ultra settings thì đó là một câu chuyện hoàn toàn khác nữa.

    THÙNG CASE PC

    Việc lựa chọn một chiếc case phù hợp với cấu hình bạn build là điều hết sức cần thiết. Các yếu tố để lựa chọn một chiếc case phù hợp gồm :

    • Phải vừa vặn với Mainboard

    • Phải đủ rộng rãi để lắp quạt tản nhiệt

    • Phải có đủ cổng kết nối

    CPU

    Là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

    Việc chọn lựa Intel hay AMD là tùy thuộc vào bạn. Ở cùng một phân khúc nhưng CPU của hai hãng sẽ khác nhau ở một vài điểm không quá dắng kể. Quan trọng hơn hết là bạn cần xem xét game bạn đang chơi nên cần dùng chip nào, thế hệ mấy. Đó cũng là một phần quan trọng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể.

    Đa số những chiếc PC Gaming thông thường trên thị trường đều sửa dụng chip Core i5 chứ không nên lên quá cao như i7 trở lên. Vì nếu bạn chọn một cấu hình quá cao so với nhu cầu thì nó sẽ phát sinh theo khá nhiều chi phí khác nữa.

    Mainboard

    Mainboard là một linh kiện mà khiến những người mới build PC thấy hoang mang bởi sự đa dạng mẫu mã cũng như mức giá. Main được chia thành 2 dòng chính, một là main cho CPU Intel và còn lại chính là main cho CPU AMD. Không những thế, tuỳ vào từng loại mà chúng sẽ sủa dụng những chipset khác nhau.

    Chipset : là phần để CPU, RAM, VGA hay các thiết bị ngoại vi khác truyền dữ liệu thông suốt với nhau thì phải thông qua chipset. Không chỉ vậy, chipset còn hỗ trợ các chức năng khác như tích hợp card đồ hoạ, âm thanh hay cổng USB 3.0,… Và điều quan trọng cuối cùng khi lựa chọn chipset là bạn phải xem xét xem nó có hỗ trợ CPU mà bạn đã lựa chọn không.

    NGUỒN

    Nguồn là một vô cùng quan trọng vì công suất hoạt động của nó thừa thì sẽ gây ra tình trạng tốn điện còn thiếu thì lại gây ra tình trạng sập nguồn, đôi khi là cả hư hỏng linh kiện.

    Công suất: Xem đến bộ nguồn thì đầu tiên là phải ngó qua xem nó chạy được công suất bao nhiêu. Công suất phải đáp ứng đủ hiệu suất chạy của các linh kiện, tiêu hao nhất là card đồ hoạ và tiếp theo là chip. Khi chọn chip và vga thì bạn nên xem hiệu năng cần dùng đến là bao nhiêu, càng tiết kiệm điện thì giá cả mà bạn phải bỏ vào PSU (nguồn) cũng càng rẻ thôi. Nếu lựa chọn nguồn thì bạn nên lựa chọ nguồn tầm 500W trở lên với các máy build chơi game dùng card đồ hoạ tầm trung, và tầm 600W trở lên nếu sử dụng các dòng card cao cấp, hoạt động nhiều là tốt nhất.

    Thương hiệu: Thương hiệu và các chứng chỉ cho bộ nguồn cũng quan trọng không kém sau khi nhìn qua công suất. Khi chọn PSU bạn hãy để ý đến chứng chỉ 80 Plus của nguồn. Chứng chỉ này kiểm tra xem bộ nguồn của bạn có đạt 80% hoặc hơn khi sử dụng ở mức 10, 20, 50 và 100% hiệu suất của nó. Bạn cũng nên lựa chọn một vài hãng sản xuất psu uy tín như: Acbel, Cooler Master,  Seasonic, Thermaltek,… 

    RAM - Ổ CỨNG LƯU TRỮ

    Ram là phần dễ lựa chọn nhất bởi vì chúng không có nhiều loại. Các thông số mà bạn cần quan tâm khi chọn RAM đó là dung lượng bao nhiêu, bus ram bao nhiêu ?

    Thông thường khi build PC chơi game chúng ta đều sẽ lựa chọn giữa ram 8GB và 16GB. Thực ra vì RAM cũng dễ nâng cấp thôi nên lúc đầu cứ cắm 1 thanh 8 GB là được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét xem DDR của Ram và hỗ trợ trên mainboard có tương thích với nhau không. Hiện nay DDR4 là tốt nhất và mới nhất, thậm chí còn rẻ hơn cả DDR3 nữa nên mình rất rất khuyên dùng loại này.

    Ổ cứng lưu trữ : Việc chọn lựa HDD hay SSD luôn là mỗi bận tâm hàng đầu mỗi khi bước đến phần này. Mỗi loại ổ đều có ưu điểm nhược điểm riêng của nó. SSD sử dụng bộ nhớ flash với tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD rất nhiều, bù lại giá cả của SSD cũng không phải thuộc loại “mềm mỏng” gì. HDD tuy tốc độ không sánh bằng với HDD nhưng bộ nhớ của nó chứa nhiều dung lượng hơn và giá thành thì cũng vừa túi nữa. Nếu bây giờ mua 1 ổ SSD thì thường người ta cũng sẽ mua thêm 1 ổ cứng rời để lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Vì vậy mà ổ cứng nên được cân nhắc sao cho vừa túi tiền và phù hợp với mục đích sử dụng.

    VGA

    Card đồ hoạ là thứ có nhiều điều đáng nói nhất nhưng với những ai chơi game hay bắt đầu tập tành build PC thì chắc chắn là đã tìm hiểu nhiều về vấn đề này rồi. Nhưng bạn nên lưu ý là khi chọn card đồ hoạ thì cũng vẫn cần nghía qua xem main có khe cắm tương thích không đấy nhé.  

    VGA tuy mỗi năm đều có nhiều dòng mới nhưng mỗi một dòng card sẽ đảm bảo được việc chơi game mượt mà ở một độ phân giải và số khung hình nhất định của nó.